Những yếu tố để đánh giá bộ nhận diện thương hiệu tiêu chuẩn.
Người viết:
Nguyễn Tiến Chinh
Học thuật
Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan những sắc thái mà một bộ nhận diện thương hiệu cần có.
Xây dựng thương hiệu rõ nét quả thực là khó. Đúng, nó tiêu tốn thời gian, nguồn lực, nhân sự thực hiện và kha khá chi phí của doanh nghiệp. Chỉ xét trong marketing, branding đã là một khái niệm nặng tính học thuật và chồng chất những nguyên lý khác nhau. Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện được, và khi bạn thành công trong xây dựng thương hiệu, bạn sẽ bất ngờ về những lợi ích mà nó đem lại.
Vì vậy với những ai muốn học cách xây dựng thương hiệu thực chiến và dễ dàng áp dụng vào doanh nghiệp thì hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các yếu tố cơ bản trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu.
Để xây dựng một bản kế hoạch định hướng, bạn cần thực hiện qua bốn bước sau: Research (nghiên cứu và khảo sát) - Định vị - Hình mẫu tính cách - Triển khai và thực hiện
Research (nghiên cứu và khảo sát)Việc đầu tiên trước khi bắt đầu là hãy xác định môi trường kinh doanh rằng, mình muốn cạnh tranh với ai, bán sản phẩm gì, quy mô đó như thế nào… Tiếp theo là nghiên cứu kỹ về môi trường xung quanh. Bạn có thể áp dụng mô hình PESTEL trong marketing để đánh giá mức độ ổn định và mức độ thu hút của ngành nghề bạn đang hoạt động. Cuối cùng là nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, họ là ai thói quen khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm, thói quen của họ là gì, tương tác và sử dụng mạng xã hội ra sao …Nhưng hầu như trong số các doanh nghiệp tôi đã tiếp xúc. thường là đã và đang phân phối sản phẩm của thương hiệu trên thị trường, điều họ trăn trở rằng làm cách nào để định hình và xây dựng thương hiệu mà thường bỏ qua đi bước phân tích quan trọng này.
Định vị thương hiệu
POD (Sự khác biệt của bạn với thị trường), đây là khái niệm được nhắc tới nhiều nhất trong Branding. POD là sự khác biệt của bạn trên thị trường và làm nổi bật nó lên bằng một câu nói, Keyword diễn tả và khẳng định đặc biệt nhất về bạn. “Ngăn ngừa sâu răng” của P/S hay “dầu gội sạch gàu” của Clear … Trước khi có cho mình một Keyword hãy ngẫm xem nó đã nổi bật và ấn tượng hay chưa, nếu rồi hãy xem xét tới khả năng duy trì nó trong một khoảng thời gian dài có khả thi hay không. Với các đối thủ cạnh tranh, bạn có phải là người đầu tiên nói về điều đó? Cuối cùng là đối với khách hàng, nó có thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, kích thích khả năng mua hàng của họ và nó đem đến giá trị như thế nào
Hình mẫu tính cách thương hiệu
Thương hiệu cũng giống như con người, với diện mạo là Logo - Tagline, cũng cần phải có cảm xúc vui vẻ giống như thương hiệu đồ ăn vặt M&M's (thương hiệu kẹo socola đến từ Mỹ) hay mạnh mẽ, kích thích như Nike. Tiếp theo là giọng điệu tone of voice thể hiện trên các bài viết, hình ảnh động và tĩnh khi bạn truyền thông tới khách hàng … Để hiểu được các hình mẫu và áp dụng cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo 12 hình mẫu tính cách thương hiệu của Carl Jung.
Triển khai và thực hiệnTừ những thông tin về thị trường và khách hàng đã phác thảo, bao gồm cả những cơ hội và thách thức cùng những điều bạn đã xây dựng sau quá trình làm định vị và lựa chọn hình mẫu tích cách. Để tất cả mọi thứ có thể đồng nhất và mang tính logic với nhau, bạn cũng cần hiểu về tầm nhìn - đích bạn muốn đến, sứ mệnh - những gì bạn cần làm để đến được cái đích bạn mong muốn cuối cùng là giá trị cốt lõi - những gì bạn sẽ gìn giữ trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình. Giờ là lúc truyền đạt những ý tưởng đó qua tên thương hiệu, Logo - Tagline các ấn phẩm tư liệu truyền thông động - tĩnh và cả văn hoá công ty …
Tựu chung, Branding là một khái niệm khá trừu tượng, tuy nhiên tôi tin rằng bạn vẫn có thể tham khảo và áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình để thấu hiểu hơn hoặc tái hoạch định thương hiệu cũng như sản phẩm nếu cần thiết.