Cần lưu ý gì khi xây dựng phòng ban marketing cho doanh nghiệp
Người viết:
Trần Mạnh Hùng
Học thuật
Doanh nghiệp khi đã phát triển được một đến hai năm sẽ nhận thấy sự quan trọng của bộ phận marketing và mong muốn thiết lập bộ phận chuyên trách marketing cho doanh nghiệp. Cái khó là không phải CEO nào cũng hiểu được chức năng và công việc của bộ phận này nên khi thiết lập phòng marketing rất xảy ra mâu thuẫn với các bộ phận khác và kết quả là lập đi lập lại vài lần vẫn không thấy hiệu quả.
Trước tiên phải thấy mối quan hệ của phòng marketing với các phòng ban khác trong công ty:
Phòng marketing là một bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Phòng marketing có trách nhiệm kết hợp cùng các phòng ban khác để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả như kế hoạch đã định.
Cũng tuỳ thuộc vào lịch sử phát triển và hình thành của doanh nghiệp mà mối quan hệ các phòng ban có thể sẽ được cấu trúc khác nhau.
Nếu các công ty đi lên từ việc bán hàng, trong công ty phòng kinh doanh là phòng quan trọng nhất, phòng marketing có thể không có hoặc chỉ có người phụ trách marketing và nhân sự này chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng kinh doanh.
Nếu lãnh đạo công ty đã thể hiện mong muốn am hiểu thị trường, rất đề cao phòng marketing và ưu tiên phát triển phòng marketing để làm tư liệu và lợi thế cạnh tranh cho công việc kinh doanh.
Cấu trúc phòng marketing
Tuỳ thuộc vào mỗi ngành, đặc điểm của sản phẩm và khách hàng thì phòng marketing sẽ được thiết lập theo quy mô khác nhau nhưng nguyên tắc chung là phải căn cứ theo công việc cần triển khai để sắp xếp người phụ trách sao cho đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Trong phạm vi bài viết này tôi đưa ra mô tả phòng marketing cho doanh nghiệp nhỏ, ngân sách marketing hạn chế và các công cụ truyền thông digital vẫn phát huy tác dụng rất tốt cả trong xây dựng thương hiệu và bán hàng. Doanh nghiệp Việt có xu hướng sử dụng marketing digital như một lựa chọn tiết kiệm, hiệu quả tại thời điểm này.
Trưởng phòng marketing: Có trách nhiệm:
Thực hiện STP (Segmentation – Targeting – Positioning): Phân đoạn đoạn thị trường, lựa chọn thị trường và định vị thương hiệu trong phân khúc đã chọn.
Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết các công việc phải làm, dự kiến ngân sách và lựa chọn công cụ truyền thông.
Đưa ra các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của từng công cụ truyền thông.
Quản lý nhân sự phòng marketing và thực hiện đào tạo nội bộ cho các vị trí trong phòng.
Báo cáo và tư vấn với quản lý cấp trên hàng tháng.
Nhân viên Design: Có trách nhiệm
Thiết kế hình ảnh sử dụng trong mọi ấn phẩm truyền thông của công ty
Đề xuất các tiêu chuẩn về mặt thiết kế để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.
Báo cáo công việc đã hoàn thành hàng tháng.
Nhân viên Content: Có trách nhiệm
Biên tập nội dung cho các ấn phẩm truyền thông in ấn
Viết bài cho website và cho fanpage của công ty
Kết hợp làm việc với các nhân viên khác trong phòng marketing như design và SEO để cùng triển khai công việc.
Báo cáo công việc đã hoàn thành hàng tháng.
Nhân viên kỹ thuật quảng cáo: Có trách nhiệm
Thiết lập các tài khoản quảng cáo google ads và facebook ads để chạy quảng cáo theo chỉ tiêu trong kế hoạch.
Điều khiển quảng cáo và tối ưu tài khoản hàng ngày để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu.
Báo cáo minh bạch mọi số liệu của quảng cáo với trưởng phòng.
Báo cáo công việc đã hoàn thành hàng tháng.
Nhân viên SEO: Có trách nhiệm
Nghiên cứu từ khoá SEO và phân chia công việc thực hiện.
Kết hợp với nhân viên content để sản xuất bài viết theo tiến độ SEO yêu cầu.
Tối ưu code, tối ưu onpage cho website.
Xây dựng backlinks và tối ưu offpage.
Báo cáo công việc đã hoàn thành hàng tháng.
Xin nhắc lại là phòng marketing bố trí nhân sự hiệu quả phải căn cứ theo mục tiêu muốn đạt được, khối lượng công việc cần thực hiện và lợi thế có sẵn của doanh nghiệp.