Tháp nhu cầu Maslow phản ánh các loại nhu cầu của khách hàng như nào?

Người viết:

Trần Mạnh Hùng

Học thuật

Thấu hiều va tạo lợi thế cạnh tranh nhờ hiểu được nhu cầu của khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow

Marketing là một chuỗi các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện muốn tạo ra lợi thế so với các đối thủ trong cùng một đoạn thị trường. Để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Và tháp nhu cầu Maslow là chìa khoá để mở cánh cổng đi vào tâm trí của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 

Tháp nhu cầu Maslow được đặt theo tên của nhà tâm lý học Maslow khi ông nghiên cứu và hệ thống lại nhu cầu của con người. Theo đó con người có vô số các nhu cầu khác nhau, tùy địa lý, tùy xã hội, tuỳ giới tính, tùy khả năng nhận thức mà nhu cầu là rất đa dạng. Dù vậy Maslow đã phân cấp thành 5 cấp bậc của nhu cầu để có thể nghiên cứu và ứng dụng trong những ngành nghề khác nhau.

Bậc 1: Nhu cầu sinh lý

Bậc 2: Nhu cầu an toàn

Bậc 3: Nhu cầu xã hội

Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng

Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân

Giải thích về tháp nhu cầu Maslow như sau:

Bậc 1: Nhu cầu sinh lý

Con người ai sinh ra cũng cần được đáp ứng nhu cầu sinh lý. Gồm có nhu cầu được ăn, nhu cầu được uống, nhu cầu được ngủ và nghỉ. Đây là những nhu cầu cơ bản không thể thiếu. Nếu ai đó không được đáp ứng một trong các nhu cầu sinh lý này sẽ không thể sống được. 

Bậc 2: Nhu cầu an toàn

Khi đã được đáp ứng nhu cầu sinh lý thì con người sẽ muốn được đảm bảo là vẫn có thức ăn và nước uống cho ngày mai, ngày kia và lâu hơn nữa. Với nhu cầu cần được ngủ và nghỉ thì tương tự, sau khi mệt quá được nghỉ và ngủ thì con người muốn lần sau sẽ được ngủ trong một ngôi nhà, trên một cái giường như vậy an toàn hơn là ngủ ngoài công viên hoặc ngủ dưới sàn nhà dễ bị lạnh. Đây chính là bậc thứ 2. Nhu cầu cần được bảo vệ hay cần sự an toàn. Có thức ăn rồi cần bảo vệ lương thực, có được ngủ rồi cần chỗ ngủ an toàn hơn.

Nhu cầu an toàn biểu hiện ở rất nhiều sản phẩm như một ngôi nhà, tủ đựng đồ ăn, kho chứa lương thực, bình đựng nước, đến các sản phẩm phát triển cao như các hợp đồng bảo hiểm, dịch vụ vệ sĩ… đều thuộc vào bậc nhu cầu an toàn này.

Bậc 3: Nhu cầu xã hội.

Để được an toàn thì tốt nhất là cứ ở trong nhà nhưng ở nhà lâu thì chán lắm, con người không thể chịu được cảnh bị giam cầm trong chính ngôi nhà của mình. Họ cần được đi ra ngoài, gặp gỡ mọi người, trò chuyện, lắng nghe người khác, cần được đi học. Đây chính là sự phát triển tuần tự từ thấp lên cao của nhu cầu. Khi được được đảm bảo về sự an toàn thì con người sẽ cần tiếp theo là nhu cầu xã hội. Nếu bạn biết chắc chắn là bên ngoài rất an toàn yên tâm không có cướp đâu, không hề có chiến tranh, pháp luật đang rất tốt thì chắc chắn bạn sẽ không cần phải trốn trong nhà làm gì. Bạn sẽ ra ngoài để gặp gỡ giao lưu, để học hỏi, để tìm kiếm bạn đời, để kiếm tiền đảm bảo cho nhu cầu sinh lý được tốt hơn…

Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng

Sau khi đã được đi ra ngoài và giao lưu, đi học thì con người ai cũng muốn mình được người khác chú ý, muốn được mọi người khen ngợi, ngưỡng mộ. Đây là lý do tại sao khi đi dự tiệc người ta lại dùng nước hoa, mặc những bộ đồ thời trang, sử dụng phụ kiện đắt tiền. Tất cả là thể hiện cho nhu cầu muốn được người khác tôn trọng, coi trọng và nể trọng. Nhu cầu này biểu hiện bằng các sản phẩm của giới thượng lưu như siêu xe, siêu biệt thự, siêu du thuyền và thấp hơn thì đồng hồ Rolex, túi xách LV, thấp hơn nữa là bộ đồ thời trang, điện thoại Iphone mới nhất, ô tô Mercedes…

Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân

Khi đã nổi tiếng, đã được cả thế giới ngưỡng mộ, đã nằm trong Top các doanh nhân nổi bật, đã có rất rất nhiều tiền thì người ta còn cần gì nữa? Khi này người ta không cần gì đến từ người khác nữa. Người ta tự thể hiện bản thân mình một cách thoải mái nhất. Như Mark Zuckerberg - ông chủ Facebook thích mặc áo phông và quần jean, anh không thích bị gò bó trong các bộ vest như hình ảnh thường thấy ở các doanh nhân thành đạt. Như Warren Buffett giàu thứ 2 thế giới nhưng vẫn sống trong 1 căn nhà duy nhất mua từ năm 1958 và cũng không hề sở hữu những hàng xa sỉ phẩm như những tỷ phú khác.

Tháp nhu cầu Maslow có hai điều chú ý: Thứ nhất là nhu cầu của con người là có sẵn sinh ra đã có và được tổng hợp thành 5 bậc như trên. Không cá nhân hay tổ chức nào tạo ra nhu cầu ở trong con người cả. Các tổ chức làm marketing chỉ khơi gợi và làm cho khách hàng nhận thức được nhu cầu của mình chứ không phải tạo ra nó. Giống như đọc đến đây tôi nói “Tôi khát nước" thì sẽ có bạn cũng thấy khát do tôi nói đến khát thì các bạn nhận thức ra là cũng 2h liền mình chưa uống tí nước nào.

Thứ 2 là khi nhu cầu của bậc dưới được thoả mãn thì con người sẽ nhận thức và yêu cầu tiến lên nhu cầu ở mức cao hơn. Ví dụ cho điều thứ 2 này là khi các bạn còn đang có thu nhập dưới 10 triệu/tháng các bạn sẽ không mơ ước mình sở hữu siêu xe hay siêu biệt thự vì lúc này bạn còn đang phải lo lắng và tìm cách thoả mãn nhu cầu an toàn trước đã. 

Địa chỉ

88 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ

88 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ

88 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội